Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số loại ngôn ngữ cơ thể giúp sinh viên tổ chức có hiệu quả  hoạt động học cho trẻ ở trường mầm non - ThS. Nguyễn Thị Dư - Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non

 

 

I. Đặt vấn đề

Ngôn ngữ cơ thể được xem là dạng phi ngôn ngữ, thể hiện bằng biểu cảm, hành động của các bộ phận trên cơ thể nhằm diễn đạt ý muốn thể hiện cho đối phương biết được thông tin mà mình muốn truyền đạt. Đa số rất nhiều người không xem trọng phi ngôn ngữ, trong thực tế nếu áp dụng được bạn đã có 55% sự thành công trong cuộc giao tiếp nói chung và trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ nói riêng.

II. Nội dung

1. Dáng

 Có câu "nhất dáng, nhì da thứ ba nét mặt". Dáng đứng đi hay ngồi đều quyết định bạn có ấn tượng hay không.

- Đứng thẳng : Vì sao chúng ta luôn làm mọi cách để bản thân mình được cao hơn. Cao hơn cũng là một lợi thế vì vậy muốn có được lợi thế bạn hãy làm cho bạn cao nhất có thể, thẳng lưng, nghểnh cổ để đầu bạn ngẩng lên và cùng lúc đó đưa vai của bạn trở lại để chúng không gập xuống. Cúi gập người bạn chỉ đang chứng tỏ mình bối rối, nghiêng người sang một bên bạn là người thiếu chuyên nghiệp hãy đứng thẳng để cơ thể bạn đẹp nhất có thể. Trong một buổi tổ chức hoạt động học cho trẻ bạn không thể dựa lưng vào bàn hay bất kỳ điểm tựa xung quanh nào điều đó khiến người đối diện không được thuyết phục. Bạn cũng không có bất cứ điểm tựa nào khi đứng trước lớp.

- Đứng yên: Thông thường khi mất tư tin chúng ta thường có xu hướng muốn lẩn trốn vì vậy hãy cố gắng đứng yên và làm mọi thứ có thể. Hãy cố gắng giữ ánh mắt bình tĩnh nhất đừng nhìn đi chỗ khác điều đó sẽ giúp đôi chân bạn vững chắc hơn. Hãy cố gắng đừng rung chân liên tục.

- Ngồi thẳng: Trong mọi tình huống nếu bạn muốn duy trì ý kiến của mình bạn nên thực hiện ít nhất hai điều: ngồi thẳng nhất có thể và nghiêng về phía trước vào không gian của nhóm lớp. Tư thế ngồi ít nhiều thể hiện con người cũng như thái độ của bạn trước vấn đề cần giải quyết cũng như cách bạn giải quyết vấn đề. 

Bạn không thể ngồi khom lưng, nghiêng sang một bên khi đang tổ chức hoạt đọng cho trẻ, đặc biệt hãy hạn chế tối đa cứ chỉ rung đùi hay đong đưa người điều đó trông bạn thụ động và mất bình tĩnh hơn. Ngồi thẳng và kết hợp một vài động tác khéo léo từ đôi tay, ánh mắt thể hiện sự nghiêm túc tối đa của bản thân.

2. Trang Phục

Trang phục là một trong những dạng phổ biến nhất của giao tiếp phi ngôn ngữ. Nghiên cứu về trang phục và phụ kiện như một phương thức của giao tiếp phi ngôn ngữ được biết đến như nghệ thuật thời trang hay phụ kiện. Các kiểu trang phục mà mỗi cá nhân mặc sẽ truyền tải những tín hiệu phi ngôn ngữ phù hợp với nội dung hoạt động hay không.

Đối với mỗi hoạt động trang phục cần phù hợp với môi trường học tập, trang phục sạch sẽ gọn gàng, mặc đồng phục đúng quy định của nhà trường. Trang phục khi tổ chức hoạt động cho trẻ cần chỉnh tề, gọn gàng, không nên chọn những trang phục quá lòe loẹt hay quá nhàu nát khi đứng trước trẻ.

3.Giọng nói

Hãy nói với tốc độ vừa phải, âm thanh phát ra đủ để nghe không quá nhỏ cũng không quá to, sử dụng từ chuẩn không dùng từ địa phương. Nói quá nhanh chứng tỏ bạn đang lo lắng và muốn nhanh chóng kết thúc mọi chuyện. Nói quá chậm bị xem là tự ti, nhút nhát. Tuy nhiên cũng cần tránh giọng nói đều đều trong suốt hoạt động vì nó dễ mang lại cảm giác chán nản không mấy thuyết phục với người nghe.

4. Mặt

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn.

- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy.

- Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, trẻ sẽ cảm thấy tự nhiên, vui vẻ thân thiện với cô.

5. Mắt

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi tổ chức hoạt động cho trẻ.  Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.

6. Mùi

Mùi cơ thể ảnh hưởng phức tạp đến hành vi của người có mùi và người nhận mùi”.  Với thời tiết nóng nực như mùa hè ở nước ta, mồ hôi dễ làm phát sinh những mùi khó chịu trên cơ thể. Thông thường ta không thể nhận biết mùi của chính mình; hãy ngăn ngừa trường hợp đó. Với nữ giới thường dùng nước hoa cũng phải lưu ý chọn mùi hương phù hợp.

7. Tay

        Ngôn ngữ cơ thể thông qua các cử chỉ của tay có thể giúp chúng ta tự tin hơn, thể hiện mình và tránh được sự mất bình tĩnh khi tổ chức hoạt động học cho trẻ.

III. Kết luận

Sử dụng đúng loại ngôn ngữ cơ thể trong những tình huống phù hợp sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp rất tốt trong quá trình tổ chức hoạt động học cho trẻ ở trường mầm non. việc nở một nụ cười thân thiện kèm theo ánh mắt nhìn trìu mến sẽ tạo cho trẻ cảm giác rất tự tin, gần gũi với cô từ đó trẻ sẽ tập trung và hăng hái học tập. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các  bạn hiểu rõ được tầm quan trọng khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong đời sống cũng như trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ ở trường mầm non

Tài liệu tam khảo

[1]..Giáo trình Kỹ năng Giao tiếp – ThS. Nguyễn Ngọc Lâm – Trường đại học mở

thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. TS. Cao Thị Hồng Nhung . TS. Nguyễn Thị Thu Hạnh, Hướng dẫn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non - Bộ GD&ĐT,bồi dưỡng  chương trình GDMN 2023.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội